Cua Hoàng Đế – Món ăn đậm chất “Hoàng gia”, với kích thước rất lớn và cấu tạo có nhiều sự khác biệt so với các loại cua thịt thông thường. Vì vậy, nếu là lần đầu tiên thưởng thức loại cua này, chắc hẳn sẽ còn khá bỡ ngỡ, không biết nên ăn cua Hoàng Đế như thế nào là đúng cách và không bỏ phí thịt. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách ăn cua đúng, chuẩn nhất, hãy cùng tham khảo ngay nhé!
Cách ăn cua Hoàng Đế đúng chuẩn
Chọn mua cua Hoàng Đế tươi sống tại đây.
Bóc cua như thế nào là dễ dàng, và đảm bảo không bỏ sót thịt?
Cua Hoàng Đế kích thước lớn hơn nhiều lần so với cua thịt. Vì vậy, nhiều người thắc mắc không biết cách ăn cua Hoàng Đế như thế nào là đúng. Nếu như là lần đầu thưởng thức món cua thượng hạng này, bạn có thể tham khảo cách ăn chuẩn nhất như sau:
Đầu tiên, dùng kéo để cắt toàn bộ chân cua rời khỏi thân. Lượng thịt cua tập trung ở chân cua rất nhiều, bạn dùng kéo cắt dọc theo lớp vỏ chân cua. Lúc này, bạn sẽ tách được vỏ ra, lấy được lớp thịt dày, trắng muốt chạy dọc chân cua. Vỏ cua Hoàng Đế rất mềm và mỏng nên công đoạn này khá đơn giản. Bạn làm lần lượt với từng chân cua, sau đó mới tiến hành cắt phần thân.
Thân cua tuy không nhiều thịt bằng chân, nhưng vẫn có một lượng thịt nhất định. Ở thân cua, bạn cắt theo đường dọc từ các phần chân đi thẳng vào. Cắt thành từng miếng dọc theo chân cua chạy vào, sau đó, gỡ thịt cua bình thường.
Với cách ăn cua này, bạn sẽ lấy được toàn bộ thịt cua, không bị lãng phí. Cách bóc cua này cũng khá đơn giản, không mất nhiều thời gian.
> Có thể bạn quan tâm: Cách chọn Cua Hoàng Đế Ngon.
Ăn cua Hoàng Đế như thế nào tốt cho sức khỏe?
Khi ăn cua, cần đảm bảo ăn đúng cách để đem đến lợi ích cho sức khỏe
Trong cua Hoàng Đế chứa một lượng dinh dưỡng dồi dào, đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc ăn cua Hoàng Đế cũng cần đảm bảo “đúng” và “đủ”, để không gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là cách ăn cua có lợi nhất cho sức khỏe, các bạn có thể tham khảo:
- Trong thịt cua Hoàng Đế có lượng đạm dồi dào, đồng thời, cũng có một ít cholesteron nhất định. Vì vậy, không nên ăn quá nhiều cua Hoàng Đế. Lượng ăn chỉ khoảng 300gram/lần và tối đa 2 lần/tuần là vừa đủ.
- Cua Hoàng Đế có tính hàn nên những người đang bị ốm sốt, rối loạn tiêu hóa… không nên ăn.
- Những bệnh nhân bị gout, mỡ máu, huyết áp cao… chỉ nên ăn loại cua này cua với số lượng ít.
- Thịt cua Hoàng Đế kị với chất axit tanit có trong các loại quả như chanh, cam… Do đó, không nên ăn kết hợp loại cua này với các loại chanh, cam, để tránh gây đau bụng, chướng bụng, đầy hơi.
- Cần tây là thực phẩm làm giảm hấp thụ protein, mà cua Hoàng Đế lại có lượng protein rất lớn. Do đó, không nên kết hợp 2 thực phẩm này để giúp cho việc hấp thụ protein được tốt nhất.
- Mật ong kị với cua Hoàng Đế, bạn cần tránh sử dụng mật ong sau khi ăn cua, để tránh gây tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
- Quả hồng và cua Hoàng Đế cũng không phù hợp để ăn cùng nhau. Trong hồng sẽ có một số chất, khi ăn cùng cua Hoàng Đế tạo ra kết tủa, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Cua Hoàng Đế làm món gì ăn ngon nhất?
Xem chi tiết:
Tổng hợp các cách chế biến với cua Hoàng Đế.
Cách hấp cua Hoàng Đế siêu đơn giản tại nhà.
Cua Hoàng Đế với đặc trưng là lớp thịt dày, mềm và ngọt, có thể chế biến được rất nhiều món ăn hấp dẫn. Bạn có thể làm được nhiều món ăn vô cùng thơm ngon với loại cua “hoàng gia” này như sau:
- Hấp bia.
- Luộc sả.
- Sốt bơ tỏi.
- Bỏ lò phô mai.
- Nướng muối ớt.
- Nướng mọi.
- Ăn lẩu.
Trên đây, các bạn đã nắm được cách ăn cua Hoàng Đế đúng chuẩn, tốt cho sức khỏe. Để đặt mua cua Hoàng Đế tươi sống chất lượng nhất, quý khách hãng hãy liên hệ ngay với Hệ thống hải sản Hùng Trường Sa qua hotline: 0369.62.62.62. Hoặc, trực tiếp xem và chọn mua sản phẩm tại các địa chỉ:
Cơ sở 1: Số Số 3 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Cơ sở 2: Số 5 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Cơ sở 3: Số 328 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.