Trong văn hóa Việt Nam, ngày lễ ông Công ông Táo vô cùng quan trọng. Nghi lễ đặc biệt này được các gia đình hết sức chú trọng, chuẩn bị thật kỹ lưỡng lễ vật để dâng lên cúng. Vậy cách sắp lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì? Hãy cùng tham khảo bài viết để tìm hiểu chi tiết nhất giúp cho các gia đình có được sự chuẩn bị đầy đủ cho nghi lễ quan trọng này.
Ý nghĩa của ngày ông Công, ông Táo
Theo quan niệm truyền thống của Việt Nam, 23 tháng Chạp là ngày ông Táo về chầu trời, để bẩm báo với Ngọc Hoàng về một năm đã qua của gia chủ. Căn cứ vào đó mà thiên đình sẽ có những thưởng, phạt cho các gia đình. Ngày 23 tháng Chạp là ngày cúng để tiễn ông Táo lên trời, cho đến ngày 30 tháng Chạp gia chủ lại làm lễ để mời ông Táo về, giúp giữ nhà cửa và giữ sự bình yên cho các gia đình.
Chính vì thế, lễ cúng ông Công, ông Táo rất có ý nghĩa đối với mỗi gia đình Việt Nam. Người ta tin rằng, việc tổ chức một buổi lễ trang trọng và đầy đủ, sẽ giúp cho gia chủ đón một năm mới bình an và may mắn hơn. Do đó, lễ cúng này được các gia đình chuẩn bị rất tươm tất.
Cách sắp lễ cúng ông Công, ông Táo
Sắp lễ cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị chu đáo, chỉn chu
Mâm lễ cúng ông Công ông Táo theo truyền thống sẽ gồm có một số thứ sau:
- Mũ ông công: 3 bộ (2 bộ nam, 1 bộ nữ theo quan niệm về truyền thuyết ông Công, ông Táo).
- Cá chép: Vì theo quan niệm, cá chép là phương tiện để đưa ông Công, ông Táo chầu trời.
- Tiền vàng.
- 1 lọ hoa.
- 1 đĩa hoa quả.
- 1 đĩa gạo.
- 1 đĩa muối.
Một số mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo đẹp
Mâm cúng ông Táo thì lễ vật dâng cúng có thể thay đổi tùy theo từng vùng miền. Tuy nhiên, sẽ có một số loại đồ ăn đặc trưng, nhất định phải có trong ngày này. Dưới đây là tổng hợp các món ăn cho mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo:
- 1 con gà luộc (có thể thay thế bằng một thanh thịt lợn luộc).
- Tôm hấp.
- 1 đĩa rau xào.
- 1 đĩa giò.
- 1 bát canh mọc rau củ.
- 1 đĩa xôi.
- Bánh chưng.
Xem thêm: Hải sản – Lễ vật không thể thiếu của người Châu Á.
Ngoài ra, mỗi địa phương sẽ có những món ăn khác nhau để dâng cúng vào ngày này. Tùy theo phong tục, tập quán và thói quen riêng. Lễ cúng chủ yếu là cần sự thành tâm, chân thành từ gia chủ, cho một mâm cúng trọn vẹn dâng lên.
Mâm cúng nhiều màu sắc với đa dạng món ăn dâng cúng ông Công, ông Táo
Mâm cúng gồm có tôm hấp, nem rán, rau xào, chả, giò, chả mực và canh mọc, xôi
Mâm cúng dâng ông Công, ông Táo với đầy đủ các món truyền thống như: gà luộc, tôm sú hấp, nem rán, giò, bánh chưng và canh rau củ
Mâm cúng phong phú và đầy ắp đồ ăn cho ngày ông Công, ông Táo
Các món ăn đơn giản, nhưng vẫn rất đẹp mắt và đủ đầy cho nghi thức cúng ông Táo
Một mâm cúng vô cùng đẹp mắt và sang trọng, được trang trí tỉ mỉ từng món ăn
Mâm cúng truyền thống với các món ăn hấp dẫn trong ngày tiễn ông Công, ông Táo
Các món ăn đơn giản nhưng rất bắt mắt và hấp dẫn
> Có thể bạn quan tâm: Top các loại hải sản cho mâm cỗ ngày Tết.
Trên đây, các bạn đã được tham khảo cách sắp lễ cúng ông Công ông Táo sang trọng mà đơn giản. Các bà nội trợ có thể tham khảo để bày mâm cúng phù hợp nhất cho gia đình mình. Để mua các loại hải sản tươi ngon phục vụ cho mâm cúng như tôm sú, chả mực, mực… các khách hàng hãy gọi qua hotline: 0369.62.62.62. Hoặc, mua trực tiếp tại các cơ sở của Siêu thị hải sản Hùng Trường Sa:
Cơ sở 1: Số 89 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Cơ sở 2: Số 5 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
Cơ sở 3: Số 328 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.
Xem và lựa chọn hải sản tươi ngon tại đây: https://hungtruongsa.vn/san-pham.